Lịch sử Lò đứng

Lò đứng kiểu đáy rơi

Các lò đứng đã được xây dựng tại Trung Quốc có thể là từ thời kỳ Chiến Quốc (403–221 TCN),[4] mặc dù Donald Wagner cho rằng một số quặng sắt được nấu chảy trong lò cao có thể đã được đúc trực tiếp vào khuôn, như các chân đỉnh thu được tại di chỉ Sở mộ Vũ Đài Sơn (雨台山) ở Giang Lăng, Hồ Bắc.[5] Thời nhà Hán (202 TCN – 220) thì phần lớn (nếu như không phải tất cả) sắt/gang thô nấu luyện trong lò cao đều được nấu lại trong lò đứng; nó được thiết kế sao cho luồng thổi lạnh thổi vào từ đáy lò thông qua các ống gió (tuye) di chuyển lên trên về phía đỉnh lò nơi liệu nạp lò (như than củi, sắt phế liệu hay gang thô) được nạp vào, trong quá trình này không khí trở thành luồng thổi nóng trước khi lên tới khu vực thuộc phần gần đáy lò nơi sắt nóng chảy và sau đó được tháo vào các khuôn thích hợp để đúc.[5][6] Lò đứng hiện đại được nhà khoa học kiêm nhà côn trùng học người Pháp là René-Antoine Ferchault de Réaumur (1683-1757) xây vào khoảng năm 1720.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lò đứng http://donwagner.dk/cice/cice.html http://www.osti.gov/bridge/servlets/purl/484517-oy... //www.worldcat.org/oclc/2884198 http://www.hdowns.co.uk/hdweb_melting_page.htm https://www.britannica.com/technology/cupola-furna... https://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85034829 https://d-nb.info/gnd/4166187-4 https://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00574360 https://archive.org/details/cupolafurnacepra00kirk... https://archive.org/details/cupolafurnacepra00kirk...